Cập nhật vào 09/02
23 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành kinh tế- tài chính bạn băn khoăn không biết chọn việc gì và lo lắng mình sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Vậy thì đừng bỏ qua những định hướng nghề nghiệp dưới đây để có thể tập trung mục tiêu của mình vào đó nhé!
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề tài chính- kế toán
Đặc trưng của công việc này chính là các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Nếu đã học qua ngành kinh tế- tài chính, bạn cơ lợi thể là am hiểu về kiến thức cơ bản của ngành như: tài chính, tiền tệ, kế toán, kinh tế, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể.
Tài chính – Ngân hàng có nhiều chuyên ngành khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, …
Tuổi 23, khi mới ra trường có thể chọn làm việc trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương; các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng nếu muốn ứng tuyển vào ngành nghề này bạn phải là một người thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng Toffle hay IELTS…
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề tài chính- kế toán
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề Kế toán- Kiểm toán
Học ngành này Kinh tế- Tài chính, hấu hết các bạn đều được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính – kế toán theo pháp luật, có khả năng điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công việc kế toán, kiểm toán nội bộ.. bạn phải thường xuyên giải quết số lượng lớn hồ sơ công việc nên rất cần đức tính cẩn thận và chu đáo, một mẹo nhỏ cho bạn là hãy cất dọn nhưng sổ sách quan trọng trong tủ di động Hòa Phát tránh tình trạng thất thoát hay mất mát thông tin…
Kiếm toán là việc nghiên cứu, kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức, do một người hoặc một tổ chức độc lập, đủ danh nghĩa là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thức tế, không che dấu sự gian lận và được trình bày theo luật định. Kiếm toán có thể làm việc tại các công ty, tổ chức, văn phòng kiểm toán; làm việc ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cần kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị; làm việc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm khởi đầu cho những người kinh doanh mỹ phẩm
- Những ý tưởng kinh doanh độc lạ chỉ có ở Việt Nam
Kiểm toán và kế toán là 2 công việc khác nhau nhưng 2 chuyên ngành này trước đây được đào tạo theo chương trình tương đương nhau. Do đó, khi mới ra trường bạn cũng có thể xin vào ngành nghề này.
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề Quản trị kinh doanh
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề Quản trị kinh doanh
Tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tái chính, chỉ cần nắm chắc kiến thức về mảng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên như: tạo lập doanh nghiệp mới, xây dưng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức điều hành và kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích, chẩn đoán, đánh giá các doanh nghiệp,… hoặc đơn giản có thể làm việc ở các vị trí kinh doanh, marketing… ở bất kỳ doanh nghiệp nào là bạn có thể nộp đơn vào nghề quản trị kinh doanh.
23 tuổi tốt nghiệp ngành Kinh tế- Tài chính nên chọn nghề Marketing
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo … là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo.
Có thể làm trong các phòng ban và bộ phận thuộc chức năng quản trị marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh: phòng tiêu thụ, phòng bán hàng, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận phát triển sản phẩm mới; các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các dịch vụ marketing chuyên môn hóa như: các công ty nghiên cứu thị trường, công ty quảng cáo, công ty tư vấn marketing; các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạch định chính sách: các bộ, cơ quan quản lý kinh tế địa phương (Marketing vĩ mô), các tổ chức phi lợi nhuận: tổ chức chính trị – xã hội.
Trên đây là nhóm ngành nghề phù hợp đối với một sinh viên Kế toán- Tài chính khi ra trường. Nếu định hướng tốt và đi theo con đường này, tin rằng tuổi 23 của bạn sẽ thuận buồm xuôi gió khi tìm việc làm.