Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người mắc bệnh trầm cảm có chữa khỏi hẳn không?

0

Cập nhật vào 10/12

Bệnh trầm cảm đang là mối hiểm họa của xã hội. Nó đem đến nhiều hệ lụy không lường cho những gia đình có người mắc bệnh trầm cảm. Vậy liệu căn bệnh trầm cảm có chữa khỏi hẳn không?. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời.

Bệnh trầm cảm có chữa khỏi không? “, đây là thắc mắc của hầu hết những người đang có người thân đang mắc bệnh trầm cảm. Hãy cùng leduyaudio.com đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé.

Người mắc bệnh trầm cảm có chữa khỏi hẳn không? 1

Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến

PGS Huy cho hay: “Không ít người giỏi giang, có bằng cấp, địa vị trong xã hội tìm đến chúng tôi để điều trị tâm thần. Do sức ép của công việc, họ làm việc đến mức mê muội, dẹp bỏ các nhu cầu sức khỏe của bản thân và trở thành người nghiện việc”.

Việc phải gồng mình lên chống chọi với áp lực công việc, cuộc sống lâu ngày khiến họ kiệt sức, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ với đời sống xã hội xung quanh. Nhiều người mải mê làm ăn, ôm mộng đổi đời, bị phá sản, phải xin đi học nghề, làm công nhân để trang trải cuộc sống. Không chấp nhận được thực trạng, họ rơi vào trạng thái buồn bã, ủ dột và mất niềm tin vào bản thân, dẫn tới trầm cảm.

Bị bệnh nhưng người bệnh không nhận ra. Khi gặp phải những tác động từ bên ngoài mà vượt ngưỡng chịu đựng của họ, bệnh sẽ phát tác.

Theo PGS Huy, không thể phủ nhận cuộc sống hiện đại đem đến con người tác phong làm việc công nghiệp, nhanh nhẹn. Thế nhưng cùng với đó, nhịp sống hiện đại cũng khiến con người phải chịu nhiều sức ép trong lao động và sinh hoạt, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Chỉ tiêu doanh số, đe dọa sa thải, cắt giảm thu nhập, sự căng thẳng… luôn đè nặng mỗi ngày, khiến bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, với những biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, đau đầu hoặc đau bụng âm ỉ, chán nản, bi quan, trí nhớ giảm sút, cáu gắt vô cớ… Nhiều người còn mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng. Nguy hiểm nhất là khi người bệnh có ý nghĩ tự sát, tự gây thương tích cho bản thân.

Tuy nhiên, ít người nghĩ tới việc mình bị bệnh trầm cảm khi thấy các biểu hiện trên. Khi được khuyên đến chuyên khoa tâm thần, người bệnh thường phản ứng rất mãnh liệt. Chỉ cho đến khi nào bệnh đã rất trầm trọng, có những hành vi gây rối, không tự chủ được bản thân, họ mới chịu để người nhà đưa đến bác sĩ tâm thần.

Người mắc bệnh trầm cảm có chữa khỏi hẳn không?

Như đã nói, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị, Tuy nhiên việc khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào tâm lý của người mang bệnh. Cho đến nay vẫn có rất nhiều người khi nghĩ rằng để chữa trầm cảm điều trị tâm lý thông thường hoặc giải tỏa stress là hết bệnh. Quan điểm này là sai lầm, theo các bác sỹ chuyên khoa, để điều trị trầm cảm người bệnh cần phải được áp dụng đồng thời cả hai biện pháp dùng thuốc trị liệu và tâm lý học trị liệu.

Người mắc bệnh trầm cảm có chữa khỏi hẳn không? 2

Việc điều trị trầm cảm mất rất nhiều thời gian. Để điều trị khỏi phải cần ít nhất 6 tháng. Những đợt điều trị được thực hiện ít hơn thời gian này không thể chữa khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ khiến người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề hơn.

Thông thường chỉ sau 15 ngày điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy như sức khỏe của mình tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ có cảm giác mình đã trở lại được trạng thái trước khi mắc bệnh, tuy nhiên, nếu lúc này bệnh nhân dừng điều trị lại thì kết quả điều trị sẽ là số 0.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu không tiếp tục điều trị bệnh cho đến khi bệnh khỏi thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong hai tháng đầu, với những bệnh nhân tiếp tục được điều trị trong thời gian 2 năm trở lại thì tỷ lệ tái phát bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với những bệnh nhân bỏ thuốc sớm.

Những điều cần phải lưu ý trong quá trình điều trị:

  • Không nên cố gắng để làm việc.
  • Không lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
  • Không đưa ra những quyết định có tính ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không uống bia, rượu và các chất kích thích với bất kì lí do nào.
  • Tuyệt đối không được ngưng thuốc đang dùng hoặc là tự ý dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Trầm cảm không phải là bệnh vô phương điều trị. Tuy nhiên trầm cảm có chữa khỏi không còn dựa rất nhiều vào tâm lý của người bệnh. Vì nếu người bệnh từ chối điều trị, chọn không đúng phương pháp hoặc bỏ cuộc giữa chừng thì bệnh không những không khỏi mà còn trở nên nặng hơn.

>> Cách phân biệt mất trí nhớ Alzheimer với mất trí nhớ lành tính

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.